Xây sửa mộ, cải cát, sang cát, bốc mộ hợp phong thủy như thế nào?

Xây sửa mộ đá, cải cát, sang cát, bốc mộ hợp phong thủy như thế nào?

Việc lựa chọn vị trí đẹp và hướng tốt để xây lăng mộ cho người đã khuất là rất quan trọng nhưng không phải ai cũng có thể tự lựa chọn và xem được phong thủy khi xây, sửa mộ, quy tập mộ, cải cát, sang cát, bốc mộ, xây mới lăng mộ cho người mất. Để giúp gia chủ có thể tự mình xem và lựa chọn phong thủy tốt chúng tôi xin tư vấn và chia sẻ tới Quý khách hàng.

Mau Mo da tron Xanh reu cao cap Anh Quan
Mẫu Mộ đá tròn xanh rêu tại Ninh Bình

Cách lựa chọn đất hợp phong thủy để đặt Mộ và Lăng mộ đẹp

Dưới đây là một số đặc điểm chung khi bạn muốn chọn vị trí đất đẹp để xây lăng mộ. Nếu bạn muốn mọi thứ phải trở nên hoàn hảo và tốt đẹp nhất thì bạn cần đến một thầy phong thủy giỏi để hướng dẫn các bạn từng chi tiết nhỏ trong vấn đề này.

Nguyên tắc vàng là núi và nước

Điều quan trọng khi lựa chọn đất hợp phong thuỷ để xây lăng mộ đó chính là núi và nước:

Bạn nên chọn những nơi vị trí đất có nước chảy xung quanh là tốt nhất, nhưng không nên chọn vị thế đất mà trước mộ có nước xung xạ hoặc thẳng đến, thẳng đi. Bởi theo phong thủy nước hay còn gọi là Thủy là biểu tượng của tiền của là ngoại khí của sinh khí vì thế nếu nước chảy ở lăng mộ đá sẽ sinh thủy, vượng. Nếu nước chảy đi không về thì tiền của sẽ tiêu tan coi như đất không vong, nơi đây còn được mọi người gọi là tử địa hay tuyệt địa.

Tiếp đó khi xây lăng mộ nên chọn nơi phía sau có húi để làm nơi đỡ đầu. Núi đằng sau nhà gọi là núi dựa, còn gọi là núi Huyền Vũ. Để biểu tượng cho gia chủ giàu có thì núi dựa phải  đầy đặn, to lớn hùng vĩ. Còn biểu tượng của nữ gia chủ phát tài phát phúc thì biểu tượng núi hình nhọn. Núi hình mâm xôi sẽ biểu tượng cho gia chủ phát quan.

Mo da Tam Son Ngai Rong dep Anh Quan Ninh Binh
Mo da Tam Son Ngai Rong dep Anh Quan Ninh Binh

Một số nguyên tắc khác để lựa chọn đất xây lăng mộ đá

– Khi chọn đất xây lăng mộ cần hạn chế tối đa những nơi có nhiều gió thổi thẳng vào chính diện khu lăng mộ;

– Khi xây lăng mộ cần có Sa hộ vệ;

– Tuyệt đối bạn không được đặt mộ nơi có những cây to cổ thụ, rễ cây vươn ra có thể đâm vào mộ;

Hướng đặt mộ hợp phong thủy theo tuổi người chết

Đối với những người mất có tuổi Dần – Ngọ – Tuất thì khi xây lăng mộ thì chọn hướng tốt là hướng Đông và Tây, hướng Bắc là hướng xấu không nên chọn.

Còn đối với những người mất có tuổi là Thân, Tý, Thìn thì khi xây mộ cần tránh hướng Nam xấu và nên chọn hướng Đông hoặc Tây là những hướng tốt hợp với tuổi.

Người mất có tuổi Tị, Dậu,Sửu khi xây lăng mộ thì tránh hướng Đông là hướng xấu còn lại là những hướng tốt bạn có thể lựa chọn. Người mất có tuổi  Hợi, Mão, Mùi nên chọn hướng tốt là hướng Nam và Bắc nên tránh hướng Tây là hướng xấu.

Mau Mo da xanh reu nguyen khoi - Dang cap thuong luu
Mẫu Mộ đá xanh rêu nguyen khoi – Dang cap thuong luu

Chọn hướng mộ theo cung mệnh người chết

Theo cung mệnh của con người thì có Đông Tứ Mệnh và Tây Tứ Mệnh. để xác định phương vị hướng mộ thì ta cũng dựa vào 2 cung mệnh này.

Người có cung mệnh là Đông Tứ Mệnh thì hợp với hướng và phương vị Đông Tứ Trạch là : Khảm (Hướng Bắc), Tốn (Hướng Đông Nam), Chấn (Hướng Đông), , Ly (Hướng Nam).

Người Tây Tứ Mệnh thì hợp với hướng và phương vị Tây Tứ Trạch là: Càn (Hướng Tây Bắc), Khôn (hướng Tây Nam),  Đoài (Hướng Tây), Cấn (Hướng Đông Bắc).

Trên đó là một số thông tin về cách chọn đất để xây, sửa quy tập lăng mộ cho người đã mất. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn và nhiều điều chưa hiểu thì tốt nhất bạn nên lựa chọn một thầy phong thủy để giúp bạn lựa chọn.

Thiết kế Lăng mộ đá đẹp - Gia công, chế tác bằng đá xanh rêu chất lượng cao, khẳng định THƯƠNG HIỆU Lăng mộ đá SỐ 1 VIỆT NAM!
Thiết kế Lăng mộ đá đẹp – Gia công, chế tác bằng đá xanh rêu chất lượng cao, khẳng định THƯƠNG HIỆU Lăng mộ đá SỐ 1 VIỆT NAM!

Ưu điểm của Lăng mộ và mộ phần bằng đá xanh nguyên khối?

Hiện nay, việc sử dụng đá xanh để làm lăng mộ ngày càng phổ biến rộng rãi. Bởi các sản phẩm mộ đá, lăng mộ đá đẹp hay các sản phẩm đá mỹ nghệ không chỉ mang lại vẻ đẹp sang trọng mà còn giúp chúng ta thể hiện lòng biết ơn, thành kính với ông bà, tổ tiên, và bền vững, lưu truyền đến muôn đời sau. Hầu hết các lăng mộ hiện nay đều được làm từ đá xanh Thanh Hóa. Vậy tại ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN NINH BÌNH, lăng mộ và mộ bằng đá xanh Thanh Hóa có những ưu điểm gì mà lại được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn như vậy?

Ưu điểm lăng mộ đá xanh Thanh Hóa

Nghệ nhân ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN NINH BÌNH chia sẻ, Đá xanh Thanh Hóa được sử dụng để chế tạo rất nhiều các sản phẩm thủ công đá mỹ nghệ khác nhau, đặc biệt là làm lăng mộ đá. Sản phẩm mộ đá xanh Thanh Hóa được nhiều người sử dụng và lựa chọn bởi những ưu điểm sau đây:

Đá xanh Thanh Hóa có màu sắc từ tự nhiên và đồng đều. Đặc biệt là không bị pha trộn bởi nhiều màu sắc khác nhau. Chính vì thế mà loại đá này có thể thiết kế rất nhiều kiểu dáng lăng mộ.

Khi sử dụng sản phẩm mộ đá xanh Thanh Hóa bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ bền mà không lo bị rạn nứt hay mẻ.
Ngoài độ cứng cao thì đá xanh Thanh Hóa cũng có độ dẻo nhất định. Vì vậy, các nghệ nhân có thể dễ dàng điêu khắc hoa văn, họa tiết lên đá để lăng mộ được phong phú và đa dạng hơn.

Sản phẩm chịu được các rung động mạnh và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
Đặc biệt, sản phẩm có thể sử dụng qua nhiều năm mà vẫn đảm bảo được chất lượng và vẻ đẹp tự nhiên của đá.

Mẫu Lăng mộ đá tại Nghệ An - Không ngừng VƯƠN XA!
Mẫu Lăng mộ đá tại Nghệ An – Không ngừng VƯƠN XA!

Liên hệ xây dựng, quy tập Lăng mộ đá ở đâu uy tín, chất lượng?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ cung cấp sản phẩm mộ đá Thanh Hóa. Chính vì thế mà người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều lựa chọn hơn cho mình. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng uy tín và đáng tin cậy. Vì vậy khi mua sản phẩm bạn nên tìm hiểu thật kỹ để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

Nếu Quý khách đang có nhu cầu đặt tu sửa mộ, quy tập mộ, xây dựng Lăng mộ bằng đá Quý khách hãy liên hệ với ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN NINH BÌNH. Là đơn vị “Uy Tín, Chất lượng, Giá cạnh tranh” trong nghề điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ tại Làng nghề Đá mỹ nghệ truyền thống, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình. Hiện nay, với xưởng sản xuất rộng hơn 2000m2, hơn 15 thợ đá và nghệ nhân lâu năm, ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN NINH BÌNH tự tin đáp ứng và làm hài lòng mọi nhu cầu của quý khách hàng trên mọi miền tổ quốc. Quý khách hãy gửi liên hệ đặt hàng cho chúng tôi.

Mẫu Mộ đá xanh rêu Granite đẹp 2021
Mẫu Mộ đá xanh rêu Granite đẹp 2021

Một số Hoa văn đẹp và phong thủy của Lăng mộ, Mộ, Lan can đá, Cột đá Nhà thờ, Cuốn thư đá, và Cổng đá

1. Ý nghĩa Hoa văn Rồng

Rồng, một biểu tượng văn hóa, ra đời từ sự nỗ lực của con người trong việc tìm hiểu và nhận thức thế giới tự nhiên. Ở Phương Đông, rồng là biểu tượng của bản nguyên tích cực và sáng tạo, là sức mạnh của sự sống. Nguồn gốc sâu xa của biểu tượng này là do điều kiện tự nhiên (địa lý, khí hậu) và xã hội (lịch sử – kinh tế) quy định.

Hoa văn Rồng thường xuất hiện tại rất nhiều sản phẩm, chi tiết của ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN NINH BÌNH như: mộ, lăng cánh (am thờ đá, Long đình đá), cột nhà thờ họ, đình, chùa,…; cuốn thư nhà thờ họ (tắc môn đá, bình phong đá); Lan can đá của Nhà thờ, Lăng mộ hay các công trình kiến trúc; Chiếu đá Rồng; Rồng nằm;… và rất nhiều sản phẩm khác.

Ở Trung Hoa xưa, người ta xem rồng là tinh linh núi, là thần linh bảo hộ năm vùng, nghĩa là bốn phương và vùng trung tâm; là kẻ bảo vệ năm hồ, bốn biển. Đối với người Hàn Quốc, rồng là biểu hiện của sức mạnh tâm linh, của may mắn, phước báu và kiết tường. Biểu hiện riêng của rồng Hàn Quốc là thường cắp ngọc đỏ trong miệng hay trong lòng bàn chân tượng trưng cho trí tuệ và chân lý.

Trong quá trình hình thành và phát triển các dân tộc phương Đông, rồng dần được gán thêm các ý nghĩa mới, phù hợp với tính chất của thời đại như biểu tượng nguồn gốc dân tộc, vương quyền, cao sang, may mắn, thịnh vượng,…Đối với người Việt Nam, trong ký ức dân gian, thần mưa và thần nước mang hình hài một con rồng lớn, thường xuyên ra biển Đông hút nước mang vào đất liền tưới tắm cho đất đai. Rồng là nguồn nước tưới cho ruộng đồng tốt tươi và giúp nhà nông hình thành kinh nghiệm dân gian: Rồng đen lấy nước thì nắng/ Rồng trắng lấy nước thì mưa,… Người Việt xưa tự hào mình là “Con Rồng cháu Tiên”.

Phối cảnh thiết kế Lăng Mộ đá
Phối cảnh thiết kế Lăng Mộ đá

Rồng phong thủy – dấu ấn quyền lực từ cổ tích đến hiện đại

Trong tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng; rồng là con vật đứng đầu tiên. Chính vì vậy mà rồng tượng trưng cho sự quyền lực, quyền lãnh đạo tối cao.

Tác dụng của rồng trong phong thủy

Rồng biểu trưng cho sự tốt đẹp, may mắn và thịnh vượng, là sức mạnh của sự sống. Hình ảnh của rồng là hình ảnh vị thần phun nước làm mưa để dân cày ruộng, mang lại lúa gạo nuôi sống con người.

Hình tượng con rồng trong điêu khắc, kiến trúc việt nam

Hình tượng Rồng được sáng tạo, thể hiện phong phú, chiếm vị trí quan trọng trong các hợp thể kiến trúc (hoàng cung hay chùa, miếu, đền, đình). Các vương triều đều lấy hình tượng Rồng hoàn hỉnh là biểu tượng quyền uy của vương triều. Rồng không hoàn chỉnh vẫn được trang trí, cầu cúng nằm ngoài phạm vi vương triều.

2. Ý nghĩa Hoa văn Chim Phượng

Những gì chúng ta biết về chim phượng hoàng phương Đông xuất phát từ văn hóa dân gian lâu đời và thần thoại.

Những truyền thuyết ca ngợi chim phượng hoàng về những khả năng của nó trong việc đánh giá tính cách và ban phước lành cho những người chính trực và tốt bụng.

Chim Phượng hay xuất hiện tại các khu lăng mộ, mộ và một số sản phẩm đồ đá trang trí như: tranh đá phượng hoàng, chiếu đá,…

Một số câu chuyện quả quyết rằng chim phượng hoàng chỉ đậu xuống ở những nơi mà một cái gì đó quý giá được tìm thấy.

Những câu chuyện khác nói về khả năng của chim phượng hoàng biến thành những tiên nữ. Với hàng ngàn năm lịch sử dưới đôi cánh của mình, chim phượng hoàng đã thống trị như một biểu tượng của văn hóa phương Đông.

Chim phượng hoàng là một trong số những nhân tố chính trong vũ trụ học của phương Đông. Theo thần thoại phương Đông, sau khi vị thần Bàn Cổ nổ thoát ra từ “quả trứng” khổng lồ của sự hỗn loạn, bốn linh vật khác đã theo ông tồn tại.

Đó là long (rồng), ly (kỳ lân), quy (rùa), và phụng (phượng hoàng). Những sinh vật tuyệt vời này, được gọi là Tứ Linh (bốn vị thần linh), đã hợp sức với (thần) Bàn Cổ để tạo ra thế giới.

Chúng sử dụng thần thông của mình để tạo ra ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa và thổ), tạo ra 5 mùa (xuân, hạ, thu, đông, và cuối hạ) và chia thế giới thành 5 khu (bắc, nam, đông, tây và trung tâm).

Mỗi sinh vật này chịu trách nhiệm đối với một phần năm tạo hóa, trong đó chim phượng hoàng làm chủ lửa (hỏa), mùa hạ và phía nam.

Trong suốt các triều đại, chim phượng hoàng vẫn là một biểu tượng của đạo đức tốt đẹp và sự thông thái. Và từ các tác động mạnh mẽ của tự nhiên xung quanh chúng ta đối với các nguyên tắc đạo đức truyền thống, cho tới các tầng trời xa xa, chim phượng hoàng kết nối tất cả chúng ta như một biểu tượng vĩnh cửu của cái đẹp, sự duyên dáng, và thần thánh.

Mau Mo Da An tang 1 lan cao cap Anh Quan
Mau Mo Da An tang 1 lan cao cap Anh Quan

3. Ý nghĩa Hoa văn Hạc và Hoa Văn SEN

Từ xa xưa Hoa Sen được xem là biểu tượng của sự thanh cao, vẻ đẹp thuần khiết, cho ý trí kiên định, kiên cường, bất khuất. Còn Chim Hạc mang biểu tượng của sự thanh liêm, không sa đọa, không tham lam. Sen Hạc kết hợp với nhau trên cùng một tác phẩm thể hiện sự hòa quyện của thiên nhiên, cuộc sống yên bình, hạnh phúc.

Hình ảnh Sen – Hạc kết hợp với nhau trong một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện sự hài hòa của thiên nhiên, sự bình yên của vạn vật. Hình ảnh Sen – Hạc còn tượng trưng cho những con người có ý trí mạnh mẽ, phẩm chất thanh cao, tượng trưng cho những bậc vĩ nhân, những người vĩ đại, những người có tấm lòng bao dung, độ lượng, hết lòng vì hạnh phúc của người khác. Tượng trưng cho những bậc Vua, Chúa, những vị Quan liêm khiết, cả đời trong sạch vì nhân dân, đất nước.

1. Sen: là loài hoa rất đỗi quen thuộc đối với mỗi con người Việt Nam. Loài hoa ấy rất mộc mạc, bình dị nhưng lại toát lên vẻ thanh tao, cao quý. Mùi hương của hoa Sen không quá nồng nặc mà rất nhẹ nhàng, quyến rũ. Màu sắc của cánh hoa Sen cũng đẹp một cách yêu kiều khó tả. Bởi vậy Sen ẩn chứa ý nghĩa thanh khiết, bình an. Loài hoa ấy có sức hút đến lạ kì và luôn đem lại cho chúng ta cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn. Nơi Sen sống là nơi bùn nhơ đất ướt nhưng không vì thế mà Sen lại có mùi hôi tanh. Điều đó tượng trưng cho sự vươn lên mạnh mẽ, sức sống kiên cường, ý trí bất khuất vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống của mỗi con người dân Việt chúng ta.

Đây là khu lăng mộ tròn đẹp, cao cấp của ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN NINH BÌNH với Long Đình Đá cánh, hai cánh là hình tượng hai con Hạc trạm khắc rất tinh tế, phía trước lăng thờ và hai ngôi mộ tròn là Chiếu Đá Đầm SEN trạm khắc hoàn toàn bằng tay, thủ công, nhưng rất đẳng cấp và sang trọng, được chế tác từ phiến đá xanh đen nguyên khối.

2. Chim Hạc: vốn được mệnh danh là loài chim tiên chỉ sau Phượng Hoàng. Hình ảnh của Hạc ẩn chứa sự may mắn, trường thọ, thiên tuế, đặc biệt là đạo Cha Con. Hạc được ví là linh vật bất tử của mọi loài chim. Loài chim này mang tinh thần vươn xa và luôn mang lại cho gia chủ ý trí mạnh mẽ cùng với nguồn năng lượng dồi dào.

Chim Hạc còn có tên gọi khác là “Đại Điểu” hay “Nhất Phẩm Điểu”. Hạc được mệnh danh là chim của vũ trụ khi mà thân Hạc hình khum, tượng trưng cho bầu trời, còn đôi chân cao tựa cột chống trời. Như vậy, Hạc đại diện cho thế lực siêu nhiên từ trời cao mang đến.

Nhiều cuốn cổ thư đã ghi chép về phẩm chất của loài chim này. Điển hình là Hạc đi lại có quy tắc, giống như phong thái của quân tử; trong sạch thuần khiết; tiếng kêu thánh thót, sánh ngang nhân tài. Trong phong thủy, Hạc tượng trưng cho nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Theo quan điểm của Phật Giáo, hoa Sen là cảnh giới cao nhất của sự thanh tịnh, giác ngộ, không bị bụi trần vấy bẩn. Xuất phát từ đặc tính sinh trưởng phát triển thực tế cùng giáo lý của Đạo Phật, loài hoa này sở hữu những phẩm chất vô cùng cao quý.

Hình tượng hoa Sen cũng có nghĩa dù trường đời nhiều chuyện thị phi nhưng con người cần tự mình giác ngộ và giúp đỡ người khác thức tỉnh. Qua đó dẫn đến chân lý về sự cảm hóa con người từ những thực tại xấu xa, cùng nhau làm việc tốt, tránh xa điều ác, không vướng phải lo âu muộn phiền thế gian.

Với những ý nghĩa nêu trên, khi xuất hiện trong các tác phẩm được trạm khắc trên các sản phẩm ĐÁ MỸ NGHỆ, hình ảnh Sen – Hạc mang đến cuộc sống ấm êm, hạnh phúc, no đủ, bình yên, may mắn cho người sử dụng.

Đặc biệt trong chất liệu Gốm Sứ lại luôn hội tụ đủ 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, sự hội tụ của linh khí trời đất và ý trí, tâm hồn, tình cảm kết với sự thông minh, khéo léo, bàn tay tài ba của con người đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Đồng thời cũng mang những ý nghĩa phong thủy rất sâu sắc, tạo nên sự hài hòa giữa thiên nhiên, đất trời, con người. Mang linh khí đất, trời, lan tỏa hạnh phúc, sức khỏe, may mắn, tài lộc, tạo lên sự hưng vượng mãi mãi cho người sử dụng.

Truyền thuyết nói rằng hạc là chim tiên sống rất thọ, trong cuốn “Tướng hạc kinh” đã gọi hạc là ” thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính) hay “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm). Vì thế người đời sau dùng hạc để chúc phúc trường thọ.

Có người còn đặt tên có chữ “hạc” để may mắn và trường thọ như: Hạc Thọ, Hạc Linh… và hình ảnh hạc được đưa vào tranh chúc thọ, bình phong chúc thọ, câu đối và đồ chạm khắc khác.

Mau Mo da cao cap cua Nghe nhan tre Anh Quan
Mau Mo da cao cap cua Nghe nhan tre Anh Quan

4. HOA VĂN CHỮ THỌ ĐỈNH – CHỮ HÁN

Chữ Thọ không chỉ tượng trưng cho sự trường thọ, biểu tượng này còn có khả năng bảo vệ bạn khỏi những tai nạn bất ngờ. Đồng thời, nó còn tạo ra năng lượng, giúp bạn luôn có sức khỏe tốt. Vậy chữ Thọ xuất hiện từ bao giờ và ở đâu, cấu trúc nó như thế nào ?

Dấu hiệu nhận biết chữ “Thọ”

Chữ Thọ theo chữ Hán xếp vào bộ sĩ gồm có 5 chữ cấu thành, và chữ sĩ xếp trên đầu chữ Thọ. Sĩ nghĩa đen là học trò, học rộng là sự hiểu biết, là tư duy.

Thời xưa, chữ Thọ xuất hiện nhiều trong kiến trúc như cung điện, tư gia của các bậc vương giả và cả ngôi nhà của người dân thường. Nó được xem là biểu tượng có tác dụng tăng cường năng lượng cho ngôi nhà, đồng thời giúp người sống trong nhà được bảo vệ.
Theo Kinh Thi, ban đầu chữ Thọ là lời chúc tụng cho sự nghiệp của các bậc vua chúa nhưng về sau đã chuyển thành lời chúc muôn người.

Chữ Thọ gần gũi với người Á Đông

– Từ xưa tới nay những ngôi nhà truyền thồng: 3 gian, 5 gian,… Chữ Thọ được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc  và trang trí nội thất truyền thống. Chữ Thọ được xử lý cách điệu qua các hình dạng vuông hoặc tròn với những đường thẳng, cong, khỏe mạnh, cân xứng. Điều này đã mang lại tính thẩm mỹ rất cao, đặc biệt là khi được phóng to trên các bức tường hoặc cửa sổ. Đối với chất liệu đồng hay gỗ, qua nghệ thuật điêu khắc những chữ Thọ uốn lượn cầu kỳ theo mô tuýp trang trí vân mây, hoa lá… trở nên rất đẹp mắt.

Không chỉ tượng trưng cho sự trường thọ, biểu tượng này còn có khả năng tạo ra năng lượng, giúp bạn luôn có sức khỏe tốt.

Trong nhà hoặc trong phòng khách của bạn, vị trí treo vật phẩm này phát huy tốt nhất chính là cung phía Tây bắc hay còn gọi là cung Càn trong Khoa phong thủy, cung này chủ về quí nhân cũng như về may mắn, phúc đức và trường thọ.

Hãy trang trí chữ Thọ lên lưng ghế sofa, mặt tủ, thậm chí, bạn còn có thể lồng vào khung rồi treo lên tường. Nên chọn những gam màu nổi như đỏ, vàng hoặc cam để tăng thêm năng lượng cho biểu tượng này. Bạn cũng có thể thêu chữ Thọ lên vỏ gối, ga trải giường… để nhận được may mắn từ biểu tượng này.

Trong đời sống, chữ thọ   có ý nghĩa khi người cao tuổi được sống những năm tháng cuối đời một cách thanh thản, không phải lo nghĩ, buồn phiền, không bị bệnh tật dằn vặt hết ngày này sang tháng khác.

Với ý nghĩa hoa văn của Chữ Thọ đó, tại ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN NINH BÌNH, chữ Thọ xuất hiện rất nhiều trong các họa tiết hoa văn của các sản phẩm, chi tiết của: Lăng mộ, mặt trước ngôi mộ, hay Mẫu Cuốn thư chữ Thọ đỉnh cho Nhà thờ họ/Đình, Chùa; hay tấm bưng của Lan can đá chữ Thọ Đẹp, mặt sau của lăng thờ, long đình đá, hay Am thờ;…

5. Ý nghĩa của Hoa văn chữ Phúc tiếng Hán

Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục.

Chữ Phúc

Chữ phúc gồm bộ thị đi liền ký tự phúc. Bộ thị vốn là hình vẽ cái bàn thờ. Ký tự phúc – mà người đời sau chiết thành nhất khẩu điền – vốn là hình vẽ một vò rượu. Nghĩa là sao? Cầu cho trong nhà được bình rượu luôn đầy. Thế là đầy đủ, dồi dào và hoàn bị. Ý nghĩa của chữ phúc thoạt kỳ thủy tương tự chữ phú 富, ngày nay được hiểu là giàu.

Chữ phúc lần hồi được hiểu là “điều tốt lành” hoặc “việc may mắn” . Do đó, nhiều kết hợp từ có yếu tố phúc nhằm chỉ sự vui vẻ, no ấm, an lành: phúc đức, phúc ấm, phúc tinh, phúc hạnh, hạnh phúc, hồng phúc, diễm phúc, v.v.

Lưu ý rằng trong từ Hán – Việt còn mấy chữ phúc đồng âm dị nghĩa: phúc輹 có nghĩa thanh gỗ ngang dưới xe dùng nắt liền trục xe với thân bánh xe; phúc 輻 / 辐 có nghĩa nan hoa bánh xe; phúc 蝮 có nghĩa rắn độc (như phúc xà là rắn hổ mang); phúc 腹 có nghĩa là bụng (như tâm phúc, phúc mạc, v.v.); phúc 覆 /复 có nghĩa lật lại, xem xét lại kỹ càng (như phúc khảo, phúc hạch, v.v..); phúc 蝮 có nghĩa là chiều ngang, khổ, viền mép vải, bức (như nhất phúc hoạ là một bức tranh); và phúc có nghĩa là con dơi.

Chữ phúc chỉ con dơi được viết khác: không phải bộ thị mà là bộ trùng (tức côn trùng, rắn rết, v.v.) đi kèm. Gọi cho đầy đủ theo tiếng Hán, con dơi là biên phúc 蝙蝠.

Tuy nhiên : cả hai chữ phúc đều được  phát âm là phú. Do đó, họ lấy hình ảnh con dơi tượng trưng cho điều tốt lành, may mắn.

6. Chữ Thọ, Chữ Vạn đem lại may mắn, hạnh phúc cho gia chủ

Chữ Thọ, Chữ Vạn, Phước Lộc Thọ: Sống thọ để hưởng phúc lộc là ước muốn muôn thuở muôn phương của nhân loại. Chữ Thọ , chữ Vạn được viết cách điệu để làm hoa văn trang trí nhà cửa, đồ đạc, y phục nhằm đem lại may mắn hạnh phúc cho con người.

Chữ Vạn (tiếng Phạn: स्वस्तिक svastika, chữ Hán: 卍) là một biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông về góc phải và hướng sang bên phải, có hướng các đầu mút xoay ngược chiều kim đồng hồ (đường đi rẽ phải). Tên gọi svastika (gồm chữ sv và asti ghép lại) hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là “phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng”. Biểu tượng chữ Vạn của Ấn Độ giáo, đôi khi còn được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư.

Đây là biểu tượng của sự may mắn, đã từng xuất hiện lần đầu khoảng 16.000 đến 14.000 trước công nguyên. Biểu tượng này được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng. Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar.

Chữ Thọ cách điệu thành hình tròn  được kết hợp với một vòng tròn bao quanh gồm năm con dơi và năm chữ vạn (swastika) xen kẽ nhau.

7. Hoa văn Hoa dây, Lá Lan tây

Hoa văn hoa dây và Lá Lan Tây xuất hiện rất nhiều trong các góc cạnh của các chi tiết của các sản phẩm đá mỹ nghệ. Đây là hoa văn trang trí đẹp và phù hợp, giúp tổng thể thiết kế và hoa văn điêu khắc, sản phẩm trở nên hoàn thiện hơn.

Cây  Lan tây được người Hy Lạp đưa vào trong trang trí và thiết kế đầu tiên. Sau đó nó trở thành biểu tượng của các phong cách Châu Âu qua các thời kỳ do tính đa dạng trong các thiết kế ứng dụng và vẻ đẹp quyến rũ của nó.

Ngoài 7 loại hoa văn tiêu biểu và phổ biến trên, tại ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN NINH BÌNH còn có rất nhiều loại hoa văn sắc nét và ý nghĩa, tâm linh, phong thủy khác. Có thể chế tác và điêu khắc hoa văn theo thiết kế riêng và yêu cầu riêng của Quý khách hàng. Mọi chi tiết Quý khách hãy liên hệ với chúng tôi: ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN NINH BÌNH – 0915.895.699.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZALO - ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN
ZALO - LĂNG MỘ ĐÁ XANH RÊU