Tục lệ mai táng từ xưa đến nay
Hiện nay trên thế giới người ta đã sử dụng nhiều hình thức mai táng khác nhau. Mỗi hình thức chọn lựa cho mình khi từ giã cõi đời đều mang một triết lý nhân sinh khác nhau. Nhưng xét qua nhiều khía cạnh và ý nghĩa, tựu chung lại có 5 hình thức chính, đó là: địa táng, hoả táng, thuỷ táng, huyền táng và thứ năm là điểu táng. Thủy táng là bỏ xác chết xuống nước cho cá ăn. Điểu táng là đem xác chết lên núi cho chim ăn. Huyền táng là táng treo trên vách núi. Ở Việt Nam phong tục mai táng chỉ có địa táng và hỏa táng, không có thủy táng, huyền táng và điểu táng.
Từ thời vua Hùng Vương nước Việt đã có tục an táng người chết dưới huyệt đất: nhiều huyệt đất được đào công phu thành tầng cấp sâu rộng, đến thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên, những mộ huyệt được lập thành hình hộp chữ nhật như ngày nay chúng ta thấy. Ở một vài địa phương, xác chết được chôn trong những chiếc quan tài bằng thân cây khoét rỗng hình thuyền độc mộc ở xa nơi cư trú, như phong tục của người Mường cận đại. Xác chết được lót hoặc bao bằng chiếu cói đặt nằm giữa quan tài và xung quanh là những của cải mang theo. Ở nơi khác nữa, có tục hoả táng trên đống củi, người chết được đốt cùng với quần áo và đồ trang sức trên người, sau đó than tro và xương răng cháy vụn được bỏ vào những đồ đựng lớn và quý như hộp bằng đồng cùng với tài sản được chia rồi đem chôn sâu dưới đất ở vùng xa nơi cư trú, như phong tục người Thái, người Tày và người Nùng thời cận đại.
Qua phong tục tang ma, qua quan niệm và thái độ đối với người chết và sự chết, có thể thấy được phần nào sự phát triển lịch sử – xã hội và tình cảm. Sự săn sóc, ân cần chu đáo thể hiện qua khóc than, chia của, chôn cất, xuất phát từ tình người là chủ yếu chứ không phải là vì lo ngại, sợ hãi như ở thời nguyên thủy. Cũng có thể người Việt xưa quan niệm rằng người chết vẫn gần gũi và còn ảnh hưởng đến người sống, hoặc làm lợi hay làm hại cho họ bằng những phương tiện thần bí, do đó người còn sống thường thể hiện lòng kính trọng và sự quan tâm săn sóc của mình đối với người thân đã khuất bằng những nghi lễ chôn cất có tính chất ma thuật nhằm bảo đảm cho mình được nhiều ảnh hưởng tốt, ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu. Cũng vì thế người sống thường chôn cất người thân sát địa điểm cư trú, tuy những trường hợp đem chôn sâu ở xa nơi cư trú không phải là không có.
Việc lưu giữ xác chết có từ thời xa xưa của nhân loại. Vào thời đó, người ta tin rằng linh hồn bất tử. Trường hợp những nguời Ai Cập ướp xác vì họ hy vọng người chết vẫn còn có thể liên lạc được với người sống. Những lăng mộ vĩ đại và những lâu đài đuợc xây dựng để gìn giữ xác chết, nhưng những việc thực hành này chỉ dành cho các nhân vật quan trọng như vua chúa và các vị lãnh đạo tôn giáo. Phần còn lại, xác chết của dân chúng chỉ được chôn cất sao cho thuận tiện. Trái lại một tập tục khác gọi là thờ cúng Tổ-Tiên, phát triển tại một số quốc gia Á Châu. Theo đó, người sống có thể liên lạc với người chết qua nhũng tập tục lễ nghi chung quanh bàn thờ người chết. Điều này dẫn đến việc lưu giữ tro cốt trong bình và tục lệ này còn lưu truyền đến ngày nay.
Trong năm cách an táng, Hỏa Táng đang trở thành phương pháp an táng phổ thông hiện nay trên thế giới. Ở Canada, phần lớn người chết được thiêu, sau đó tro cốt được gửi trong các nhà thờ hay nhà chùa. Nếu người chết được chôn theo cả quan tài thì được chôn xuống huyệt đất. Người ta đào những cái hầm khá lớn và sâu, rồi chia ra thành từng ngăn. Mỗi ngăn cho một quan tài. Mộ không được xây thành nấm mà được san bằng để trồng cỏ lên. Trên mộ chỉ đặt một tấm bia. Còn ở Hồng Kông, việc mua đất để chôn rất đắt nên hầu hết người chết cũng được hỏa táng. Người ta gửi những bình tro cốt vào nghĩa trang, nhà chùa hoặc nhà thờ. Mỗi bình tro được khắc ghi như một tấm bia. Ở Hoa Kỳ, vào thập niên 70 thì 10 người chết mới có 1 người thiêu nhưng hiện nay ở nước Mỹ cứ 4 người chết là có một người thiêu tức là 25%. Người ta tiên đoán vào năm 2025 thì số người chết muốn thiêu sẽ lên đến 50%. Riêng ở Việt Nam, do nhu cầu bảo vệ môi sinh và dân số gia tăng nhanh chóng, chính quyền khuyến khích người dân nên chuyển sang phương thức hoả táng.
https://maulangmo.com/lang-mo-da-dep-2020/
Nên hỏa táng hay chôn cất?
Người Việt Nam đa số đều tín ngưỡng đạo Phật. Phật Giáo là một tôn giáo tự do nên rất uyển chuyển trong vấn đề này. Không có luật lệ cứng rắn hay bắt buộc trong việc an táng. Tuy nhiên tại một vài xứ Phật Giáo, việc hỏa thiêu thuờng được đa số tín đồ thi hành.
Đối với Phật Giáo Ấn Độ, chết thì thiêu đó là làm theo phong tục sẵn có của Ấn Độ thời cổ chứ không phải là một sự bắt buộc gì cả và mang ý nghĩa theo triết lý của Ấn Độ nhằm nhắc nhở rằng khi chết rồi thì đừng nên luyến tiếc gì nữa, vì họ tin rằng tro cốt cuối cùng sẽ hợp nhất với lực đã khai sáng ra nó. Không riêng gì Phật Giáo mà đa số các tôn giáo bắt nguồn tại Ấn Độ như là Ấn Độ Giáo và Kỳ Na Giáo khi chết đều áp dụng phương cách Hoả Táng
Trong Phật giáo Tây Tạng cũng có tục Hoả Táng với những pháp hành đặc biệt cho nghi lễ này. Một số nước theo truyền thống Phật giáo Nam Tông như Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Cao Miên, Lào và một phần của Nam Việt Nam thường theo cách Hoả Táng. Ở các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc Tông, như Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam vì ảnh hưởng sâu nặng nhân sinh quan Nho Giáo và Khổng Giáo cho rằng hoả táng, điểu táng và thuỷ táng không hợp đạo lý với người qua đời nên từ trước đến nay họ thường dùng cách chôn cất hay nhập tháp.
Tuy nhiên, theo quan niệm hiện đại, hỏa táng là một hình thức rất hợp vệ sinh, bảo vệ môi sinh, không mất đất, giảm bớt được nhiều vấn đề như: xây mộ, tảo mộ, bảo quản mộ, cải táng, di dời…cho nên việc hỏa táng càng ngày càng được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Phật giáo. Họ quan niệm nên dành đất cho người sống ở hơn là xây đầy những mộ chí, những nghĩa trang cho người đã nằm xuống.
Với những người Việt sinh sống ở hải ngoại, vì điều kiện làm ăn nên không thường ở cố định một nơi, nơi nào kiếm được việc làm là định cư nơi đó nên việc chọn lựa lối an táng người thân không phải là điều đơn giản. Nếu chọn lối chôn cất rồi mai đây định cư nơi khác mà mỗi năm đến ngày giỗ không về thăm mộ trong lòng áy náy không yên, mà về thăm thì đất nước này mênh mông, đi lại thăm viếng không phải là chuyện dễ dàng.
TÌM HIỂU THÊM VỀ
MẪU MỘ ĐÁ CHÔN CẤT 1 LẦN, MỘ TÁNG 1 LẦN, MỘ TƯƠI
https://maulangmo.com/mau-mo-da-tang-1-lan-mo-chon-1-lan-da-my-nghe-trung-kien/
Đối với những gia đình đã ổn định đời sống, khi có người thân qua đời nếu chọn chôn cất tại các nghĩa trang với những thảm cỏ xanh, hoa nở tươi tốt, để người thân đến thăm viếng trong những dịp cúng giỗ, ngày lễ của mẹ, của cha, Vu Lan v..v cũng rất là hay và đẹp.
Cho nên, trở lại câu hỏi nên chôn hay hoả táng cha mẹ khi qua đời thiết nghĩ còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố, từ cảm quan của mỗi thành viên trong gia đình đến môi trường sống chung quanh và nhất là quan niệm cá nhân về sự sống và chết của con người. Vì thế việc chọn lựa này là do quyết định của người qua đời lúc còn sống đã để lại di chúc còn không thì người thân trong gia đình nên bàn thảo để có quyết định chung. .
Khi thiêu có nóng không hay khi đem chôn xuống dưới đất có lạnh không?
Sau khi xác thân này hư hoại, theo Phật giáo, thần thức sẽ tuỳ theo nghiệp lực mà tái sanh vào các cõi tương ứng với nghiệp nhân mà người kia đã gieo trồng, ngoại trừ các bậc đại giác như Đức Phật, các bậc Bồ-tát, các bậc A-la-hán đã giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Thế giới tình thức này không chỉ có cảnh giới con người, mà còn có các cảnh giới khác nữa, nếu tính từ dưới lên thì có: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, nhân và thiên. Theo Phật giáo Nguyên Thuỷ việc tái sinh xảy ra tức khắc chỉ trong một sát na niệm tưởng, không để trống khoảnh khắc nào trong trạng thái lưng chừng như làn sóng điện lan trong không gian, tức khắc được phát sinh trong máy thu thanh hay thu hình. Sự sinh tử này xảy ra cực kỳ nhanh chóng và được xem là một tiến trình liên tục.
Còn theo Phật Giáo Bắc Tông cho rằng có một số trường hợp có thể phải qua giai đoạn chuyển tiếp, ở đó chúng sinh mang dạng “thân trung ấm” không hình tướng, lưu lại trong thời gian từ một đến bảy tuần lễ, thông thường thời gian thọ sinh là bảy ngày, tuy cũng có thể lâu hơn nữa do sở duyên chưa thích hợp. Cũng theo thuyết này, thời gian bốn mươi chín ngày này rất là quan trọng vì các nghiệp lành và nghiệp dữ dằng co tâm thức, làm mê mê tỉnh tỉnh, phải cảm thọ những điều không yên ổn, không tự tại. Vì vậy có tục lê cúng giỗ cầu siêu bảy tuần liên tiếp.
Như vậy dù là tái sinh tức thời hay tái sinh qua giai đoạn chuyển tiếp, mang thân trung ấm, thì thân xác lúc ấy chỉ còn lại là một cơ thể vật chất, các giác quan không còn hoạt động, mắt không thấy, tai không nghe, mũi không ngửi, tứ chi không còn cử động, cho nên không còn cảm gíac đau đớn, nóng hay lạnh.
Sau khi hỏa táng nên như thế nào?
Sau khi hoả thiêu, vấn đề được đặt ra là có nên chôn tro cốt xuống đất, gìn giữ để thờ cúng tại nhà, tại chùa hay đem rải xuống sông biển. Đức Phật không để lại một huấn thị rõ ràng về vấn đề này, vì Ngài muốn chúng ta hiểu xác thân chỉ là sự hỗn hợp của vật chất và sau khi chết, những thứ này lại trở về các nguyên tố Đất, Nước, Gió, Lửa. Phần tro cốt còn lại chỉ là biểu tượng của nguời qua đời, là người thân mà ta thuơng yêu. Chúng ta nên kính trọng, tuy nhiên, không nên quyến luyến quanh những biểu tượng này, không nên sống mãi với quá khứ của họ hay nghĩ rằng chúng ta chẳng còn liên hệ gì với người đã chết.
Một số người thích thờ cúng tro cốt tại chùa hay tại nhà, một số người khác lại đem chôn, hoặc đem tro cốt rải xuống biển hay xuống sông để gieo duyên với các loài thuỷ tộc hay rải xuống rừng để gieo duyên với các loài chúng sinh sống trên đất hay một nơi nào đó theo ý muốn v..v.
Đó là các phương cách để gỉai quyết phần lưu lại những gì của người quá vãng. Tuỳ theo niềm tin, áp dụng phương cách nào cũng không có gì sai cả, nhưng là Phật tử chúng ta đừng nghĩ rằng để tro cốt ở những nơi thiêng liêng như chùa chiền, người quá vãng sẽ được an toàn, được nghe câu kinh tiếng kệ và không bị nghiệp lực lôi kéo. Việc để tro cốt trong chùa không có ý nghĩa gì hơn là việc biểu lộ niềm kính trọng và thương yêu với người đã khuất.
Mỗi phương cách, tuỳ thuộc từng địa phương, từng quốc độ và từng thời gian, đều có những lợi điểm và bất lợi điểm riêng, cho nên việc chọn lựa phương pháp an táng là do quyết định của gia quyến hay lời dặn dò của người sắp chết. Ngoài việc chọn lựa nên chôn hay thiêu, chúng ta cũng cần chọn lựa cho chính chúng ta một cuộc sống có ý nghĩa trong lúc chúng ta còn sống. Cuộc sống ăn hiền ở lành, làm lành tránh ác, giúp đỡ những người gặp hoạn nạn khổ đau do thiên tai bão lụt như nạn nhân cơn bão Katrina, mới là điều đáng quan tâm. Trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta tạo nhân thiện hay nhân ác khi chúng ta lâm chung tuỳ theo việc làm lành hay dữ mà thọ sanh trong kiếp tới. Nghiệp do chính mình tạo ra và nghiệp trở lại chi phối mình.
MỌI CHI TIẾT QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN NINH BÌNH
Địa chỉ: Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
Điện thoại: 0915.895.699
Website: https://maulangmo.com