Tháng 8 âm lịch về cũng là thời điểm Tết Trung Thu được nhiều người chờ đợi. Bởi Tết Trung Thu gia đình đoàn tụ, cùng nhau tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ, mỗi người đều hi vọng ở bên người thân rộn ràng trông trăng phá cỗ.
Để ngày lễ càng thêm thuận lợi, tốt đẹp hãy áp dụng những mẹo phong thủy khai vận trong Tết trung Thu. Đón cát tránh hung, không phát sinh những chuyện rủi ro xui xẻo làm ảnh hưởng tới không khí chung.
1. Thanh lý vật cũ, trưng bày cây xanh
Trước đêm Trung Thu, kiến nghị mọi người hãy dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thanh lý những đồ đạc cũ hỏng hoặc không có nhu cầu sử dụng, sắp xếp lại những vật dụng kỉ niệm và cất chúng gọn gàng. Như vậy không những mang tới không gian thoáng đáng, mới mẻ cho ngày lễ thêm tưng bừng và còn cải thiện phong thủy.
Bên cạnh đó, bày cây xanh, thực vật xanh trong nhà có tác dụng tăng cường sinh khí, nâng cấp gia vận. Những vị trí tốt nhất để bày là phòng khách, cửa chính, cửa sổ để nghênh đón cát khí, nhà vệ sinh để giảm bớt xú khí, giải trừ hung hiểm.
Bạn có biết:
Tết Trung Thu: 12 con giáp mặc đồ màu gì để khai vận phong thủy
Mùa thu Kim vượng, nhất là vào dịp Tết Trung Thu. Bản thân Dần mang ngũ hành mệnh cách thuộc Mộc, khó tránh tình trạng bị Kim khắc chế, vận thế cũng bị ảnh
2. Không nên một mình, rời xa sông hồ
Rằm Tháng 8 là thời điểm trăng mùa thu to tròn sáng đẹp nhất trong năm, cảnh sắc đẹp đẽ, không khí lãng mạn, rất không thích hợp để ở một mình. Đây còn là dịp đoàn viên, gia đình quây quần cùng nhau đón lễ, ở một mình dễ sinh cảm giác buồn bã, sầu muộn.
Đặc biệt là người tình cảm thất ý, công việc không thuận lợi thì lại càng tiêu cực, tâm tình không vui vận trình cũng giảm. Tốt nhất là tới nơi đông vui náo nhiệt, ở bên bè bạn người thân để quên đi chuyện buồn, xung hỉ đuổi tai.
Ngày Trung Thu âm thịnh dương suy, hàn khí mạnh, nếu lui tới những nơi ao hồ sông suối sẽ dễ bị nhiễm bệnh hoặc bị ảnh hưởng bởi các nguồn năng lượng không tốt.
Vì thế, ngắm trăng bên hồ tuy lãng mạn nhưng không hề tốt cho sức khỏe cũng như vận trình. Muốn khai vận dịp Trung Thu thì nên tới núi cao để thưởng thức phong cảnh.
3. Càng đông người càng vượng phúc
Trung Thu là tết tình thân, là dịp tụ họp gia đình, tăng tình đoàn kết gắn bó thân thiết, càng đông người càng thêm phúc lộc. Nếu trong nhà nhân khẩu ít ỏi, người thưa thớt thì nên mời bạn bè, họ hàng, làng xóm tới cùng chung vui để tạo không khí náo nhiệt.
Càng tưng bừng phấn khởi thì gia vận càng thịnh vượng, hỉ khí vây quanh, mọi chuyện đều khởi sắc. Kị nhất là nhà vắng lạnh, không tiếng cười nói, không tổ chức lễ hội sẽ khiến phong thủy đi xuống.
4. Tế trăng cầu phúc
Người phương Đông có rất nhiều ngày lễ truyền thống, mỗi ngày lễ đều không thể thiếu tập tục lễ bái thần linh cầu phúc. Vị thần chủ quản lễ Trung Thu là Nguyệt Thần, trong Phật giáo là Nguyệt Quang Bồ Tát.
Sắp lễ gồm hoa, quả, bánh trái, dâng hương dưới trăng, hướng tới các vị đó cầu phúc cho gia trach bình an khỏe mạnh, mùa màng bội thu, người yêu thành thân thuộc.
Người Việt còn có tục cúng lễ ông bà tổ tiên, thắp hương mời người đã khuất về cùng đón lễ với con cháu, thể hiện tinh thần đoàn viên, kết nối tâm linh.
Ngày Rằm đẹp nhất trong năm cũng là dịp cầu duyên cầu tình rất tốt, dưới ánh trắng hiền hòa dịu mát, cầu ông tơ bà nguyệt se duyên, hoàn thành nguyện ước, đeo lên tay sợi dây kết cát tường phong thủy, nhân duyên sẽ nhanh tới. Ngày này mà tiến hành việc hỉ thì vợ chồng thuận hòa yên ấm, hạnh phúc tới đầu bạc răng long.
5. Đốt đèn vượng tài
Một trong những mẹo phong thủy khai vận trong Tết Trung Thu là đốt đèn lồng để cầu mong thuận lợi tài chính. Trên trời có trăng sáng dịu dàng, trong nhà có hơi ấm của lửa, vừa thân mật gần gũi lại có tác dụng về mặt phong thủy.
Tương truyền, Thần Tài thấy nơi nơi đông vui náo nhiệt nên ghé tới, đốt đèn nến ở tài vị để thuận tiện dẫn đường cho ngài, gia đình chiêu tài vượng vận rất tốt.
Phong thủy phòng ăn đón Tết Trung Thu đoàn viên hạnh phúc
Nguồn gốc và ý nghĩa chiếc bánh Trung Thu truyền thống – điều không phải ai cũng biết