Hành Thổ là gì? Những đặc trưng cơ bản nhất cần phải nắm về hành Thổ

Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Đặc điểm, tính chất của hành Thổ
  • 2. Nguyên lý hoạt động tương sinh, tương khắc của hành Thổ  
  • 3. Hành Thổ có bao nhiêu nạp âm?  
  • 4. Những đồ vật tượng trưng cho hành Thổ là gì?  
  • 5. Hành Thổ quan hệ với các lĩnh vực khác như thế nào? 

 

1. Đặc điểm, tính chất của hành Thổ

 

Theo quan điểm tiết học từ xa xưa của người Trung Quốc, vạn vận trên thế giới đều được hình thành từ 5 nguyên tố cơ bản và sẽ trải qua 5 trạng thái hay còn gọi là ngũ hành. Bao gồm: Kim (kim loại), Mộc (cây cối), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất).
 

Thổ là một trong 5 hành cơ bản của ngũ hành kể trên. Vậy hành Thổ là gì, mệnh Thổ có đặc điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây.
 
Thổ tức là đất, là môi trường để ươm trồng, nuôi dưỡng, phát triển và cũng là nơi sinh ký tử quy của mọi sinh vật. Thổ tượng trưng cho cây cối, thiên nhiên và nguồn cội của sự sống.
 
Chính vì là điều kiện sinh sống của vạn vật trên trái đất nên hành Thổ được xem là cung mệnh nuôi dưỡng, hỗ trợ và tương tác với các hành khác trong ngũ hành.
 
Đặc điểm đặc trưng của hành Thổ là khi tích cực, Thổ biểu thị cho lòng công bằng, trí khôn ngoan và bản năng. Khi tiêu cực, Thổ có thể tạo ra sự ngột ngạt hoặc biểu thị tính hay lo về những khó khăn không tồn tại.

Hành Thổ có tính chất nâng đỡ, thu nạp, sinh hóa và tất cả sự vật cuối cùng đều quy về Thổ. Về hình dạng, Thổ có hình vuông. Những sự vật tương ứng với hành Thổ bao gồm gió, mùa hè, phương vị trung ương, màu vàng và vị ngọt.
 

Đặc tính của hành Thổ là chủ về đức tín. Đất có thể chứa được muôn vật, có chức năng sinh hóa và dưỡng dục giống như mẹ của muôn vật. Vì là mẹ nên có tính đôn hậu.
 
Bởi vậy, xét về Tính cách người mệnh Thổ, những người thuộc hành Thổ rất thích tương trợ người khác và rất trung thành. Họ là những người thực tế và kiên trì, là chỗ dựa vững chắc trong cơn khủng hoảng.
 
Người thuộc hành Thổ rất ít khi bị thúc ép bất cứ điều gì, cho dù có bị hối thúc họ vẫn có thể bền bỉ kể cả khi đang giúp đỡ người khác. Sâu trong con người họ có sự kiên nhân và vững vàng, cho nên sức mạnh nội tâm của họ rất lớn.
 
Xét về mặt tích cực, người hành Thổ rất trung thành, nhẫn nại và có thể tin cậy. Nhưng xét về mặt tiêu cực, họ lại có khuynh hướng dễ sinh ra thành kiến với người hay việc khác.

 

 Vậy người mệnh Thổ sinh năm nào? 
 

Theo Lịch vạn niên, người mệnh Thổ sinh vào các năm sau:
 
Mậu Dần – 1938, 1998
 
Tân Sửu – 1961, 2021
 
Canh Ngọ – 1990, 1930
 
Kỷ Mão – 1939, 1999
 
Mậu Thân – 1968, 2028
 
Tân Mùi – 1991, 1931
 
Bính Tuất – 1946, 2006
 
Kỷ Dậu – 1969, 2029
 
Đinh Hợi – 1947, 2007
 
Bính Thìn – 1976, 2036
 
Canh Tý – 1960, 2020
 
Đinh Tỵ – 1977, 2037
 

2. Nguyên lý hoạt động tương sinh, tương khắc của hành Thổ
 

 

Theo thuyết Ngũ hành, vạn vật trên thế giới đều được cấu tạo nên bởi 5 yếu tố chính gồm Kim (kim loại), Mộc (cây cối), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất).
 

5 yếu tố này luôn vận động, biến đổi và tác động lẫn nhau không ngừng qua hình thức tương sinh – tương khắc.
 
Chúng vừa sinh ra nhau, thúc đẩy nhau phát triển lại vừa khắc chế, cản trở lẫn nhau. Trong sinh có khắc và trong khắc có sinh. 
 
Trong đó, nguyên lý hoạt động cơ bản của hành Thổ là:
 
+ Thổ tương hợp với Thổ; Thổ tương sinh với Hỏa vì lửa đốt mọi vật thành tro trở về với đất (Hỏa sinh Thổ) và Thổ cũng tương sinh với Kim vì kim loại sinh ra từ đất (Thổ sinh Kim).
 
Như vậy, người thuộc hành Hỏa sẽ rất tốt đối với người thuộc hành Thổ. Làm ăn, buôn bán hay hợp tác kinh doanh với người hành Hỏa sẽ giúp người hành Thổ được suôn sẻ, thuận lợi.
 
Tương tự, những người thuộc hành Thổ cũng là những người hợp với hành Thổ vì “lưỡng Thổ hành Sơn” nên sẽ hỗ trợ nhau, mang lại tài vận may mắn cho nhau trong kinh doanh, làm ăn hay hôn nhân.
 
Ngoài ra thì với người hành Thổ, nếu kết hôn cũng có thể kết hợp với người hành Kim vì Thổ sinh Kim sẽ hỗ trợ và giúp cho nửa kia vượng hơn.
 
+ Thổ tương khắc với Mộc vì cây hút hết dinh dưỡng của đất (Mộc khắc Thổ) và Thổ cũng tương khắc với Thủy vì đất hút nước, ngăn chặn dòng chảy của nước (Thổ khắc Thủy).
 
Vì vậy, người thuộc hành Thổ nếu kết hợp với người hành Mộc sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở trong công việc, kinh doanh hay hôn nhân gia đình.
 

3. Hành Thổ có bao nhiêu nạp âm?
 

Các nạp âm của hành Thổ

Theo bảng Lục Thập Hoa Giáp, khi tìm hiểu hành Thổ là gì ta cũng cần biết hành Thổ có bao nhiêu nạp âm. Theo đó, hành Thổ được chia thành 6 nạp âm sau:
 

– Lộ Bàng Thổ (Đất đường đi)
 
– Thành Đầu Thổ (Đất trên thành)
 
– Ốc Thượng Thổ (Đất nóc nhà)
 
– Bích Thượng Thổ (Đất tò vò)
 
– Đại Trạch Thổ (Đất nền nhà)
 
– Sa Trung Thổ (Đất pha cát)
 
Các nạp âm này lại chia thành 2 nhóm khác nhau. Cụ thể:
 
+ Nhóm không bị dương Mộc tương khắc gồm: Lộ Bàng Thổ, Đại Trạch Thổ, Sa Trung Thổ. Lý do là bởi vì cây cối không thể sống trên đầm lầy hay bãi cát được.
 
+ Nhóm bị dương Mộc tương khắc gồm: Thành Đầu Thổ, Bích Thượng Thổ, Ốc Thượng Thổ. Những nạp âm này sẽ bị hành Mộc tương khắc vì cây sẽ hút hết chất màu dinh dưỡng của đất, khiến đất khô cằn. Từ đó gây ra những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.

Bạn có thể xem thêm ý nghĩa của các nạp âm thuộc hành Thổ trong bài viết dưới đây:

Tổng hợp ý nghĩa các nạp âm của ngũ hành Thổ
Nạp âm của ngũ hành Thổ gồm 6 đại diện Lộ Bàng Thổ, Đại Trạch Thổ, Sa Trung Thổ, Bích Thượng Thổ, Thành Đầu Thổ, Ốc Thượng Thổ, mỗi nạp âm là một phương diện

 

4. Những đồ vật tượng trưng cho hành Thổ là gì?
 

– Đất đai
 
– Đồ vật có màu vàng, nâu
 
– Đồ vật được làm từ đất, gốm sứ
 
– Các loại đá phong thủy thạch anh màu hổ phách
 
– Tượng đá chó (chó phong thủy)
 

5. Hành Thổ quan hệ với các lĩnh vực khác như thế nào?
 

 

– Số Hà Đồ: 5
 

– Cửu Cung: 5, 8, 2
 
– Thời gian trong ngày: Chiều
 
– Năng lượng: Cân bằng
 
– Bốn phương: Trung tâm
 
– Bốn mùa: Chuyển mùa (mỗi 3 tháng)
 
– Thời tiết: Ôn hòa
 
– Màu sắc: Vàng
 
– Thế đất: Vuông
 
– Trạng thái: Hóa
 
– Vật biểu: Kỳ Lân
 
– Mùi vị: Ngọt
 
– Cơ thể: Thịt, Vùng bụng
 
– Bàn tay: Ngón giữa
 
– Ngũ tạng: Tỳ (hệ tiêu hoá)
 
– Lục dâm (lục tà): Thấp
 
– Lục phủ: Vị (dạ dày)
 
– Ngũ căn: Tai, Thính giác
 
– Ngũ tân: Bùn phân
 
– Ngũ Phúc, Đức: Ninh: An lành
 
– Ngũ giới: Nói dối, thêu dệt
 
– Ngũ Thường – Nho giáo: Tín
 
– Ngũ lực: Tín lực
 
– Xúc cảm (tình chí): Ưu tư, lo lắng (tư)
 
– Tháp nhu cầu Maslow: T4: Nhu cầu được quý trọng, kính mến, được tin tưởng, được tôn trọng.
 
– Giọng: Bình thường
 
– Thú nuôi: Chó, Trâu, Dê
 
– Hoa quả: Chuối, Táo, dứa, kiwi vàng, xoài, hồng, mít, quả na, cam, quýt, quất, dưa hấu ruột vàng.
 
– Rau củ: Ớt vàng cay ngọt, cải thảo, cải chíp, bắp cải, cần tây, cà rốt, bí vàng, củ cải tròn tím vàng ruột vàng
 
– Gia vị: Củ gừng, củ riềng
 
– Ngũ cốc: Gạo trắng, nếp trắng, hạt Quinoa trắng, đậu gà, đậu nành, đậu hà lan vàng, đậu thận vàng, khoai tây vàng, củ sắn, khoai lang trắng vàng, khoai môn, hạt dẻ
 
– Thập can: Mậu, Kỷ
 
– Thập nhị địa chi: Thìn, Mùi, Tuất, Sửu
 
– Âm nhạc: Mi
 
– Thiên văn: Thổ Tinh (Trấn tinh)
 
– Bát quái: Khôn, Cấn
 
– Ngũ uẩn (ngũ ấm): Hành Uẩn
 
– Tây Du Ký: Đường Tam Tạng
 
– Ngũ Nhãn: Pháp nhãn

Đừng bỏ lỡ những bài viết hấp dẫn về mệnh Thổ dưới đây:

Bật mí cách lựa chọn và bố trí đồ nội thất cho người mệnh Thổ để vạn sự như ý, tỷ sự như mơ
Lựa chọn đúng màu sắc đá phong thủy hợp mệnh Thổ để chiêu tài lộc, nạp phúc khí
Mệnh Thổ hợp màu sơn gì để vượng tài vượng lộc, gia đạo bình an?
Mệnh Thổ hợp quần áo màu gì? Phối đồ như thế nào để mọi việc hanh thông, vận may tới tấp?
Mệnh Thổ nuôi cá gì để gia chủ vượng tài vượng lộc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZALO - ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN
ZALO - LĂNG MỘ ĐÁ XANH RÊU