Gia đình bị trùng tang nên làm thế nào để hóa giải?

Gia đình bị trùng tang nên làm thế nào để hóa giải? Trùng tang là hiện tượng tâm linh đáng sợ trong dân gian và là nỗi lo lắng của các tang gia. Trùng tang là gì? Có cách nào để hóa giải trùng tang hay không?

1. Khái niệm trùng tang là gì?

Trùng tang là gì? Hiện tượng một người mất vào thời điểm không đúng căn số khiến nhiều người trong gia đình, họ hàng, dòng tộc chết theo được gọi là trùng tang. Trong khoảng thời gian chưa mãn tang (3 năm) lại có thêm tang, đặc biệt là đại tang (người mất là ông, bà, cha, mẹ, con cái, anh chị em ruột) thì khả năng cao là gia đình đó bị trùng tang.

Gia đình bị trùng tang trong cùng một thời điểm phải mang ít nhất hai vòng khăn tang, liên tiếp đưa tiễn người thân, cần phải xem lại ngày giờ mất của người chết đầu tiên để xem có điều gì sai lầm, có sai căn sai số hay không để phòng bị, hóa giải, tránh những cái tang tiếp theo.

Trùng tang có nặng có nhẹ, nặng nhất là trùng tang liên táng, có thể khiến một dòng họ đông đúc thiệt hại nhiều nhân khẩu, trở nên suy tàn. Cách tính trùng tang nặng nhẹ mà dân gian thường hay áp dụng theo thứ tự ngày, tháng, giờ năm.

Tức là trùng tang ngày là nặng nhất, trong họ 3 đời có 7 người chết theo. Tiếp đến là trùng tang tháng, trong họ 2 đời có 5 người chết theo. Trùng tang giờ trong họ một đời có 3 người chết theo. Trùng tang năm là nhẹ nhất.

Mẫu Mộ đá hoa cương đẹp (Mẫu Mộ đá granite) cao cấp, nguyên khối 100%
Mẫu Mộ đá hoa cương đẹp (Mẫu Mộ đá granite) cao cấp, nguyên khối 100%

Có nhiều cách tính trùng tang, cần nắm vững nguyên tắc 3 trường hợp khi mất để xác định người nhà mình có trùng tang hay không:

Nhập mộ: người mất ra đi đúng căn đúng số, an táng rồi sẽ trở về với đất, không còn liên quan tới dương gian. Đây là trường hợp an lành, yên nghỉ, chỉ trong trong các yếu tố giờ, ngày, tháng, năm mất và tuổi người mất có một yếu tố là nhập mộ thì cát lợi, con cháu không cần lo lắng về trùng tang.

Thiên di: người mất ra đi tuy chưa phải căn số nhưng theo ý trời nên không quá hung hiểm, trong nhà chỉ mất mát tài sản, kiện tụng, phân ly chứ không thiệt hại về nhân khẩu.

Trùng tang: người mất không đúng căn số, không hợp mệnh nên còn lưu luyến dương gian, muốn kéo người đi cùng nên dẫn tới hiện tượng người trong nhà chết theo liên tiếp.

2. Cách hóa giải trùng tang

Trùng tang là hiện tượng đáng sợ, chưa có lý giải nhưng rất nhiều người tin tưởng bởi sự thực nó đã từng xảy ra với nhiều gia đình. Khi người thân mất phạm trùng tang, cần hết sức bình tĩnh để tìm cách hóa giải, bảo vệ an toàn cho những người con sống.

Người nhà nên tới chùa linh thiêng xin ít tro hóa vàng về rải đều thành lớp dưới huyệt mộ rồi mới đặt quan tài lên. Dân gian tin rằng, tro vàng ở chùa mang linh lực có thể trấn yểm vong hồn, không cho người chết quay về quấy nhiễu người sống.

Cách thức hóa giải trùng tang hiệu quả nhất và thường được sử dụng nhất là làm lễ trấn trùng tang và “nhốt trùng” lên chùa. Có những ngôi chùa nổi tiếng về độ thiêng và có thể trấn trùng mạnh như chùa Hàm Long ở Bắc Ninh. Nơi đây ngày nào cũng cúng cháo thí thực cho vong hồn và cầu kinh siêu thoát.

Mẫu Mộ đá xanh rêu Granite đẹp 2021
Mẫu Mộ đá xanh rêu Granite đẹp 2021

Khi áp dụng cách thức này, người nhà không được lập ban thờ tại gia, không được thắp hương cúng khấn kể cả trong ngày giỗ. Mãn hạn 3 năm, trùng yên ổn rồi mới được tới chùa thỉnh về thờ tại nhà.

Dân gian cũng lưu truyền các bài thuốc trấn trùng với các vị thần sa, chu sa, sương luật, địa liền,… buộc kín trong túi gấm để vào quan tài. Hoặc dùng linh phù đặt dưới gối người đã khuất, dùng bùa chú đặt ở ngực, giữa rốn, lót dưới quan tài để trấn tà. Nhưng những cách này được đánh giá là chỉ mang tính tạm thời, phần nào giảm hung hiểm chứ không hóa giải được hoàn toàn.
Một cách thức đến nay ít được sử dụng nhưng vẫn liệt kê ra đây để bạn đọc tham khảo, đó là làm huyệt giả. Chọn một mô đất trống, đào huyệt và đổ tỏi xuống, dùng thần chú, bát quái trận đồ trấn âm trạch rồi lấp đi. Khi chôn người chết ở huyệt mộ chính không làm lễ lớn, tiến hành vào ban đêm thật lặng lẽ. Cách này là du nhập từ Trung Quốc, ở Việt Nam không phổ biến.
Những kiến thức trùng tang là gì và cách hóa giải trùng tang ở trên đều mang tính chất tâm linh dân gian, truyền miệng. Giống như mọi hiện tượng kì bí, khoa học hiện đại chưa xác thực sự tồn tại của trùng tang song vẫn nên thận trọng, có thờ có thiêng, không sợ vạn nhất chỉ sợ nhất vạn, bảo vệ an toàn cho cả gia tộc là quan trọng nhất.

3. Cách tính trùng tang như thế nào?

Cách tính trùng tang không khó, mỗi người đều có thể tự tính để xác định người thân có mình có phạm phải trường hợp xấu này hay không. Dựa vào tuổi của người mất và ngày giờ mất, có 3 trường hợp xảy ra:

– Nhập mộ: người đã khuất đươc yên nghỉ, tốt lành, không phạm phải hung hiểm.

– Thiên di: người đã khuất mất do lẽ trời, do trời đưa đi nên thuận theo tự nhiên, yên ổn.

– Trùng tang: người mất chưa đúng số đúng mệnh, cần làm lễ trấn trùng tang.
Khi tính toán, xem xét nếu trong tuổi, tháng, ngày, giờ của người đã mất chỉ cần có một yếu tố “nhập mộ” thì không sao cả, đều bình thường nhưng nếu không có nhập mộ mà lại có trùng tang thì là hung hiểm.
Cách tính trùng tang như sau: Theo 12 địa chi, nam bắt đầu từ Dần tính theo chiều thuận Dần Mão Thìn Tị…., nữ bắt đầu từ Thân tính theo chiều nghịch Thân Mùi Ngọ Tị….
Cung tuổi: cứ 10 tuổi tính một cung, 20 tuổi cung tiếp theo cho tới hết số tuổi chẵn thì mỗi tuổi lẻ tính là một cung.

Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi thì 10 tuổi cung Dần, 20 tuổi cung Mão, 30 tuổi cung Thìn, 40 tuổi cung Tị, 50 tuổi Ngọ, 60 tuổi cung Mùi, 61 tuổi cung Thân, 62 tuổi cung Dậu, 63 tuổi cung Tuất, 64 tuổi cung Hợi. Người này cung tuổi mất vào cung Hợi.

Kich thuoc Mo Da Chon Cat 1 lan - An tang 1 lan
Mẫu Mộ đá xanh rêu Granite cho Khu Lăng mộ chôn một lần.

Nữ thọ 62 tuổi thì 10 tuổi cung Thân, 20 tuổi cung Mùi, 20 tuổi cung Ngọ, 40 tuổi cung Tị, 50 tuổi cung Thìn, 60 tuổi cung Mão, 61 tuổi cung Dần, 62 tuổi cung Sửu. Người này cung tuổi mất vào cung Sửu.

Cung tháng: cung tháng nối tiếp cung tuổi theo quy tắc mỗi tháng ứng với một cung.
Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi ở trên mất vào tháng 3 thì cung tuổi là cung Hợi, tháng 1 là Tý, tháng 2 là Sửu, tháng 3 là Dần. Cung tháng của người này là cung Dần.

Nữ thọ 62 tuổi ở trên mất tháng 8 thì cung tuổi là cung Sửu, tháng 1 là Tý, tháng 2 là Hợi, tháng 3 là Tuất, tháng 4 là Dậu, tháng 5 là Thân, tháng 6 là Mùi, tháng 7 là Thân, tháng 8 là Ngọ. Cung tháng của người này là cung Ngọ.

Cung ngày: cung ngày nối tiếp cung tháng theo quy tắc mỗi ngày ứng với một cung.

Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi mất tháng 3 vào ngày 3 thì cung tuổi là cung Hợi, cung tháng là cung Dần. Ngày 1 là Mão, ngày 2 là Thìn, ngày 3 là Tị. Cung ngày của người này là cung Tị.

Nữ thọ 62 tuổi mất tháng 8 vào ngày 7 thì cung tuổi là cung Sửu, cung tháng là cung Ngọ. Ngày 1 là Tị, ngày 2 là Thìn, ngày 3 là Mão, ngày 4 là Dần, ngày 5 là Sửu, ngày 6 là Tý, ngày 7 là Hợi. Cung ngày của người này là cung Hợi.

LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP

Cung giờ: cung giờ nối tiếp cung ngày theo quy tắc mỗi giờ ứng với một cung.

Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi mất tháng 3 ngày 3 vào giờ Tý, cung ngày là Tị, cung giờ của người này là Ngọ.

Nữ thọ 62 tuổi mất tháng 8 ngày 7 vào giờ Mão, cung ngày là cung Hợi, giờ Tý là Tuất, giờ Sửu là Dậu, giờ Dần là Thân, giờ Mão là Mùi. Cung giờ của người này là Mùi.

Xét nhập mộ, thiên di, trùng tang theo quy tắc: Dần – Thân – Tị – Hợi thì là gặp cung trùng tang. Tý – Ngọ – Mão – Dậu thì là gặp cung thiên di. Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thì là gặp cung nhập mộ.

Chỉ cần trong các cung tuổi, cung tháng, cung ngày, cung giờ có một cung gặp nhập mộ là tốt, không vướng trùng tang.
Ví dụ: Nam thọ 64 tuổi mất tháng 3 ngày 3 vào giờ Tý có cung tuổi là Hợi – trùng tang, cung tháng là Dần – trùng tang, cung ngày là Tị – trùng tang, cung giờ là Ngọ – thiên di. Người này phạm trùng tang.

Nữ thọ 62 tuổi mất tháng 8 ngày 7 vào giờ Mão, cung tuổi là Sửu – nhập mộ, cung tháng là Ngọ – thiên di, cung ngày là cung Hợi – trùng tang, cung giờ là Mùi – nhập mộ. Người này không phạm trùng tang.

Một cách tính trùng tang theo dân gian là cứ qua đời chôn cất, an táng trong ngày Kiếp Sát – ngày đại kị đối với tuổi của người mất thì phạm trùng tang.

Người tuổi Thân – Tý – Thìn kị mất vào giờ Tị, ngày Tị, tháng Tị, năm Tị, tránh chôn vào ngày Tị. Người tuổi Tị – Dậu – Sửu kị mất vào giờ Sửu, ngày Sửu, tháng Sửu, năm Sửu, tránh chôn vào ngày Sửu. Người tuổi Dần – Ngọ – Tuất kị mất vào giờ Hợi, ngày Hợi, tháng Hợi, năm Hợi, tránh chôn vào ngày Hợi. Người tuổi Hợi – Mão – Mùi kị mất vào giờ Thân, ngày Thân, tháng Thân, năm Thân, tránh chôn vào ngày Thân.

Giới hạn độ sâu khi đào huyệt mộ để tránh nguy cơ đứt đoạn “long mạch” – Mộ đá ĐẸP Anh Quân Stone

Ngoài ra dân gian cũng kiêng các ngày trùng nhật Dần – Thân – Tị – Hợi tức là ngày Dần tháng Dần năm Dần, ngày Thân tháng Thân năm Thân, ngày Tị tháng Tị năm Tị, ngày Hợi tháng Hợi năm Hợi. Tuyệt đối không tẩm liệm, chôn cất, an táng, cải táng người mất bất kể là tuổi nào vào những ngày này để tránh họa trùng tang. Những ngày trùng tang này vô cùng hiếm trong năm nên hiện tượng trùng tang theo cách tính này cũng cực kì hi hữu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZALO - ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN
ZALO - LĂNG MỘ ĐÁ XANH RÊU